Tình hình phát triển ngành thép của các nước G7, NIC và định hướng ngành thép Việt Nam đến năm 2020
I. Tình hình phát triển ngành thép của các nước G7, NIC
1. Đặc điểm của các nước G7 là những nước có nền kinh tế rất phát triển, GDP bình quân đầu người đều ở mức cao trên 20.000 USD. Tiêu thụ thép bình quân đầu người không còn ở mức cao (hiện trong khoảng 250-500 kg/người) do đã hoàn thành công nghiệp hóa. Mặc dù trải qua nhiều thời kỳ khủng hoảng, nhưng ngành thép các nước G7 vẫn được duy trì phát triển và hướng mạnh sang xuất khẩu. Sản lượng thép sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn để xuất khẩu với tỷ lệ cao.
Các nước G7 đều có ngành công nghiệp chế tạo phát triển với công nghệ cao, sản xuất hàng hóa xuất khẩu khắp thế giới. Ngành thép các nước này đều có khả năng sản xuất, cung ứng vật liệu chất lượng cao và đa dạng về chủng loại. Tại các nước này, sản phẩm thép dẹt được sản xuất nhiều hơn thép dài (tỷ lệ thép dẹt của Nhật Bản là 65%, Hoa Kỳ 69%, Đức 64%). Xem thêm >>>>
I. Tình hình phát triển ngành thép của các nước G7, NIC
1. Đặc điểm của các nước G7 là những nước có nền kinh tế rất phát triển, GDP bình quân đầu người đều ở mức cao trên 20.000 USD. Tiêu thụ thép bình quân đầu người không còn ở mức cao (hiện trong khoảng 250-500 kg/người) do đã hoàn thành công nghiệp hóa. Mặc dù trải qua nhiều thời kỳ khủng hoảng, nhưng ngành thép các nước G7 vẫn được duy trì phát triển và hướng mạnh sang xuất khẩu. Sản lượng thép sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn để xuất khẩu với tỷ lệ cao.
Các nước G7 đều có ngành công nghiệp chế tạo phát triển với công nghệ cao, sản xuất hàng hóa xuất khẩu khắp thế giới. Ngành thép các nước này đều có khả năng sản xuất, cung ứng vật liệu chất lượng cao và đa dạng về chủng loại. Tại các nước này, sản phẩm thép dẹt được sản xuất nhiều hơn thép dài (tỷ lệ thép dẹt của Nhật Bản là 65%, Hoa Kỳ 69%, Đức 64%). Xem thêm >>>>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét